Năm Ất Dậu,
đó là năm thương đau của nhiều dân tộc trên thế giới, riêng tại Việt Nam ở đất
Bắc có đến cả triệu người bị chết đói, trong khi miền Nam, lúa gạo thừa thải, lúa
không thể xuất khẩu, nên dư thừa, trong
khi đó nhà máy đèn Chợ Quán, Cần Thơ không có than đá đốt lò, nhà cầm quyền đổ
lúa vào đốt thay than.
Không có
tàu thuyền đi lại, nên lúa gạo không thể xuất cảng, ngược lại hàng hóa tiêu dùng
không thể nhập khẩu, không có hàng vải người ta phải trồng cây bông vải, nuôi tầm
lấy tơ, để kéo bông vải thành sợ dệt vải thô, kéo tơ từ kén để làm sợi dệt lụa.
Đất đi bị
bỏ hoang hóa, vườn tược không được chăm sóc, không có công ăn việc làm, trộm cướp
nổi lên khắp nơi, nhà bị cướp tra khảo, người ta la làng, kêu hàng xóm tới cứu giúp,
nhưng nào ai dám tới.
Ban ngày
Thanh Niên Tiền Phong vác tầm vong vạt nhọn, tập đi một, hai, tập múa võ luyện
quyền, nhưng ban đêm không người canh gác, gìn giữ an ninh.
Trong cảnh
đó, người ta tổ chức những lực lượng vũ trang dần dần hình thành lực lượng Hòa
Hảo của Năm Lửa, của Ba Cụt, của ông Nguyễn, của Hai Ngoán.
Thời đó,
tôi còn nhỏ chỉ là đứa trẻ con, tôi biết trong làng có ông Đoàn Trưởng, ông là
cháu nội của ông Phủ xưa, nhà ông cách nhà ông bà tôi để lại, chỉ có một căn nhà khác, nhưng căn
cứ vào nền gạch nhà ông Phủ còn tồn tại, thì nhà ông Phủ và nhà của tôi sát vách
nhau, nghe cô tôi kể chuyện lại, xưa nhà ông Phủ cột gỗ, vách bổ kho, cửa lá sách,
mái lợp ngói âm dương, có lầu thờ Phật, sau khi ông Phu qua đời, có người cháu nội ghiền á phiện,
nên bán vật dụng trong nhà từ bàn ghế cho đến cửa nẽo để mua thuốc hút, sau cùng
nhà lớn phải dở ra, cất nhỏ lại thành ba gian, cũng còn vách bổ kho, cửa lá sách,
lợp ngói âm đương, cho nên cái nền cũ còn có thể cất hai căn nhà nữa.
Một người
cháu nội khác ở trong căn nhà thờ tự đó, ngày còn nhỏ, tôi thường chạy sang nhà ấy chơi, thấy có treo một tấm ảnh
lớn lộng kính, ảnh bán thân, một người đàn ông phương phi, mặc áo dài màu xanh
da trời, trên ngực áo bên tay trái có mang một huy chương, râu dài bạc phơ, trên
đầu bịt khăn đóng cũng màu xanh, tấm ảnh không treo trên bàn thờ, cũng không
treo nơi vách, mà treo trên cây xuyên của dãi cột hàng nhì, gian bên tay trái. Ảnh
bán thân đó, cô tôi cho biết đó là ông Phủ, cô gọi bằng ông Cố.
Lúc nhỏ tôi không biết, nhưng lớn lên tìm hiểu tôi mới biết, người mà Cô tôi gọi là ông Cố, là cha nuôi của ông cố tôi, do có sự liên hệ ấy, nên nhà ông bà của tôi cất sát vách nhà ông Phủ, và thuở nhỏ tôi thường chạy qua chạy lại chơi với mấy chú nhỏ trong căn nhà đó.
Lúc nhỏ tôi không biết, nhưng lớn lên tìm hiểu tôi mới biết, người mà Cô tôi gọi là ông Cố, là cha nuôi của ông cố tôi, do có sự liên hệ ấy, nên nhà ông bà của tôi cất sát vách nhà ông Phủ, và thuở nhỏ tôi thường chạy qua chạy lại chơi với mấy chú nhỏ trong căn nhà đó.
Năm1944,
cha tôi dỡ căn nhà cũ của ông bà để lại, gom góp cột kèo cất một căn nhà nhỏ
hai mái, ba gian trên nền nhà cũ đó là đất của ông Phủ, cho chú tôi ở. Còn gia đình
tôi dời đi cất một căn nhà khác trên phần đất cha mẹ tôi vừa mới mua được của
người bà con, chỉ xa căn nhà cũ vài trăm thước. Tôi vẫn lui tới hằng ngày căn
nhà của chú tôi, vì nơi đó là nơi chôn nhau cắt rún của tôi, tôi thương yêu, thân
thiết từ bụi chuối sau hè, cây tầm ruột trước sân, bến sông, con nước.
Tôi vẫn
qua lại nhà ông Chín, chơi với con ông là chú Gốc, chú Nhã, lúc đó tôi biết ông
đang giữ chức Đoàn Trưởng, tôi không hiểu chức ấy như thế nào, chỉ biết đó là
chức do Phật Giáo Hòa Hảo đặt ra và ông làm việc cho họ, dưới ông có anh ba
Quan ở xóm trên nhà tôi làm Phó, công việc của họ tôi được biết là xử kiện.
Một lần,
có một anh nhà ở gần Đình, nghe nói anh đi buôn bán chi đó, xuống miệt dưới hay
lên Sàigòn bằng ghe. Lần đó, dọc đường anh bị cướp, bọn cướp dùng nùi giẻ tẩm dầu
rồi đốt trên ngực gần bên vai phải, để khảo tiền anh cất dấu dưới ghe sau khi bán
hết hàng.
Thoát khỏi
tay bọn cướp về đến nhà, anh được vợ thuật lại đã bị thằng Xùi trong xóm, một hôm
thừa trời mưa và do vì nhà ở khu vắng vẻ, nó đã
vào nhà hãm hiếp chị ta, anh chồng đem chuyện đó thưa tên Xùi cho ông Đoàn Trưởng
phân xử. Ngày nay tôi còn nhớ, ông Chín làm Đoàn Trưởng đã mở phiên xử vào buổi
sáng tại nhà ông, có vợ chồng anh kia và thằng Xùi với vài người nữa, tôi không
rõ có ai là nhân chứng hay chỉ là người đến dự, ngày đó tôi là đứa con nít, lúc đứng
ngoài hiên, lúc ngồi bậc thềm nghe tiếng hỏi đáp từ bên trong nhà và cho đến
nay, tôi không còn nhớ kết cục phiên xử ấy thế nào nữa.
Thời đó, ông Đoàn Trưởng
có cây súng “Mút-cờ-tông”, của ai đó đem giao nộp cho ông, tôi có thấy ông và vài
người lón đem ra sau nhà, lên “Cuy-lát”, bóp cò thử súng nghe "lách cách", về sau ông không còn
làm việc nữa, không nghe thấy ai nhắc tới cây súng nầy.
Ông Chín, tên là Nguyễn Trọng Tuy gọi là Tri, đến thời Đệ nhất Cộng Hòa, có ra làm Đại Diện Xã Bình Thủy một thời gian, khoảng năm 1960.
Ông Chín, tên là Nguyễn Trọng Tuy gọi là Tri, đến thời Đệ nhất Cộng Hòa, có ra làm Đại Diện Xã Bình Thủy một thời gian, khoảng năm 1960.
Còn anh
ba Quan có xử một vụ ăn trộm vịt, cuộc tra hỏi và phân xử tại nhà anh vào buổi tối,
thằng ăn trộm vịt bị phạt làm công ích quét lá, dọn dẹp sạch sẻ ở Đình mấy hôm.
Ông Đoàn
Trưởng đã mất từ lâu, năm 2014, tôi có viếng mộ ông bà Phủ và ông bà Đoàn Trưởng, bởi vì có một lần ghé nhà thăm ông bà, bà có bảo tôi làm một việc trước mặt ông, là tôi tìm cháu ngoại của
bà để xây mộ cho mẹ nó là con riêng của bà, nhưng đứa cháu đó đã chết từ nhỏ mà
bà không biết, hoặc bà biết mà tôi không biết, khi tôi biết thì bà đã mãn phần,
nay mộ con gái bà cũng được cải táng mồ yên mã đẹp trong nghĩa trang gia đình ông Phủ. Cho nên tôi muốn được nhìn thấy mộ
con gái bà được cải táng và đứng trước mộ bà để tạ lỗi, là tôi không làm tròn việc,
bà đã tin cậy giao phó cho tôi.
Lex260115
No comments:
Post a Comment