Trong đời sống hàng ngày có vài vấn đề cần biết, để tránh những sai lầm về văn hóa, phong tục, …
Tôi nhớ lúc còn đi học vào thập niên 1950, trong văn chương cũng như báo chí người ta thường viết hai chữ sáng lạng. Thí dụ như làm như thế tương lai sẽ sáng lạng hơn, nhưng trong thập niên 1960, có người nào đó cho biết rằng chữ Sáng lạng đó từ Hán Việt nó chính là chữ xán lạn 燦 爛 giản thể 灿 烂. Từ đó nhà văn cũng như nhà báo và ở học đường phải sửa đổi từ chữ sáng lạng ra xán lạn cho đúng với bản gốc của nó.
Gần đây, có lẽ từ thập niên 2010, Internet bùng phát, nhiều người trẻ dùng điện thoại để giải trí, để sáng tác trên Blog hay Vlog có người dùng từ Thi Thoảng để chỉ cho việc chi đó lâu lâu lập lại mà gốc của nó là Thỉnh Thoảng, không hiểu người ta nghĩ sao mà có một số người cũng dùng theo mà không biết rằng trong ngôn ngữ Việt, trong Từ điển không có từ Thi Thoảng, chỉ có Thỉnh Thoảng mà thôi. Cho nên đừng thấy người ta dùng mà mình dùng theo, nhất là giới trể họ thường sáng chế ra những từ mới lạ để đùa vui.
Tôi thấy trong những dịp lễ truyền thống như ngày Tết, ngày lễ hỏi, lễ cưới trong gia đình, đi cúng Đình, Miếu hoặc Giỗ Chạp trong gia đình, cũng như mừng Thọ, người ta thường mặc lễ phục, cho nên năm 60 tuổi, tôi cũng may một cái áo dài, một cái khăn đóng, khi đó tôi phải tìm hiểu xem áo dài cũng như khăn đóng phải may hay mua sắm ra sao ?
Về áo dài người xưa quy định, màu đỏ dành cho những vị thần linh như Thần Tài, Thần hoàng. Màu vàng dành cho vua chúa hay hoàng phái. Người thường mặc áo các màu còn lại thường là xanh, đen. Áo dài chỉ nên dài xuống dưới đầu gối chừng 3 lóng tay, không nên dài lê thê thành ra áo dài của phụ nữ. Nút thì đơm 5 cái từ cổ xuống tới thắt lưng.
Về khăn đội đầu gọi là khăn đóng, thường dùng màu phù hợp với áo hoặc là dùng màu đen cho tất cả màu áo. Khăn đóng hoặc là có 5 lớp hoặc là có 7 lớp. Với 5 lớp tượng trưng cho Ngũ thường là “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Còn 7 lớp tương trưng cho câu chữ : “Thất phu hữu trách”. Ở lớp dưới cùng, phía trước có gắn thêm 1 trong 3 chữ : Chữ nhất, dành cho vua chúa, chữ Nhân và chữ Nhập đành cho mọi người. Phía trên cái khăn có 3 trường hợp: Một là để tróng trơn, hai là có một miếng vải che chừng bằng bàn tay, để che cái búi tóc; ba là có miếng vải che kín hết ở bên trên.
Có những người mừng sinh nhật mặc áo màu đỏ, có người mặc áo màu vàng, để cho khác lạ, nhưng chúng ta nhớ rằng màu đỏ dành cho thần linh, màu vàng dành cho vua chúa. Chúng ta muốn giữ truyền thống, lễ nghĩa mà không tôn trọng những quy định cổ truyền đó, hóa ra chúng ta phá hết phong tục, lễ nghi, vô tình làm trò cười cho thiên hạ, như anh hề trên sân kháu.
Màu sắc áo dài của Nam giới
Mong rằng những ai muốn gìn giũ phong tục, lễ nghi cổ truyền nên hiểu về những uớc lệ, những phong tục đã có từ xưa, để làm cho nền văn hóa, phong tục cổ truyền ngày càng rạng rỡ hơn.
866410052023
No comments:
Post a Comment