Tuesday, January 1, 2019

Chúc mừng năm mới 2019



866401012019










Những bài viết cuối năm 2018

Chuyến trở về Mỹ tháng 12 năm 2018
 
Khi mua vé của hãng hàng không American Airlines (AA) lúc tháng 9, chuyến trở về phải chuyển cảnh ở thành phố Boston thuộc tiẻu bang Massachusettes, rồi bay trở lại Chicago, sau đó mới bay chuyến chót về nhà ở thành phố Louisville, thuộc tiểu bang Kentucky.
Mua vé của hãng AA nhưng chuyến đi cùng như chuyến về, hầu hết do hãng Japan Airlines (JAL) thực hiện. Hai hãng nầy liên kết với nhau, cho nên mặc dù mua vé của AA nhưng hãng nầy không có dường bay vào Việt Nam, vì thế hãng AA đưa hành khách đến phi trường Narita tại Tokyo, từ Narira có hãng JAL sẽ đưa khách vào Việt Nam. Hãng JAL lại liên kết với Vietnam Airlines, nên có khi mua vé của hãng AA nhưng từ Narita vào Việt Nam lại do Vietnam Airlines chở khách thay vì JAL.
Năm nào đó, tôi mua vé của hãng AA về Việt Nam, nhưng từ Narita về Tân Sơn Nhất lại đi Vietnam Airlines, đó là chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines liên kết với Japan Airlines, tôi đã bị đi chuyến nầy vì máy bay của tôi từ Chicago bay về Narita bị trễ, lần đó đáng lý đi JAL tôi bị đi Vietnam Airlines trên chuyến bay Airbus dòng 300, thay vì chỡ trên 100 hành khách, chuyến bay nầy chỉ chỡ có 9 người khách, khi chúng tôi lên máy bay, có cô tiếp viên khôi hài bảo: “Hôm nay quý vị được ưu đãi, quý vị mua vé ngồi, nhưng hãng chúng tôi để quý vị nằm cho được thoải mái hơn”.
Thêm vào đó người bán vé đã phân phối, một dãi có 6 ghế thì chỉ có 1 hành khách ngồi, rồi để tróng 1 hàng ghế, tiếp theo dãi kế, chỉ có 1 khách ngồi, cứ như thế cho đến hết khách, có một anh chàng tò mò đã đi đếm số khách và nhận xét, phía sau người cuối cùng vẫn còn nhiều dãi ghế bỏ tróng, chuyến đó máy bay lại phải ghé Đài Bắc đổ xăng, cho nên chuyến bay kéo dài 7 tiếng đồng hồ thay vì chỉ mất 6 tiếng mà thôi.
Được biết, mỗi ngày cả 2 hãng AA và JAL đều có 1 chuyến bay từ Chicago đến Narita hay ngược lại, vậy mà tôi không có vé đi từ Narita về Chicago, nên phải đi từ Narita về Boston, rồi từ Boston bay trở lại Chicago, chỉ kể chuyến bay nầy không mà thôi phải mất 3 giờ đồng hồ ngồi trên phi cơ. Vào mùa Hè hoặc Tết, người Việt thường về thăm quê hương, nên khó mua vé, giá cũng đắc hơn ngày thường.
Chúng tôi đi chuyến nầy phải kể vất vả vì những chuyện sau đây: Trước tiên vào cân hành lý tại phi trươòng Tân Sơn Nhất, gặp anh chàng thanh niên chấp hành rất đúng qui định của hãng AA về hành lý ký gửi và hành lý xách tay.
Về hành lý ký gửi chúng tôi còn thiếu số kg nhưng hành lý xách tay chúng tôi dư, bù qua sớt lại bằng nhau, nhưng anh ta không chịu vậy, bắt chúng tôi phải lấy trọng lượng dư của xách tay đem qua hành lý ký gửi, nhưng do chúng tôi đóng thùng giấy carton, anh ta hướng dẫn chúng tôi đem ra ngoài nhờ dịch vụ làm, phải cân đong và đóng thùng lại, chi phí mất 100 ngàn. Chúng tôi chỉ còn có 85 ngàn, họ không đồng ý, cuối cùng tôi đưa thêm 1 đô họ mới đồng ý.
 

Tại phi trường Tân Sơn Nhất
Sau khi đem thùng đã đóng lại, đưa vào quầy vé, anh thanh niên phụ trách đồng ý và phát cho chúng tôi mỗi người 2 vé, cho chuyến bay từ Tân Sơn Nhất qua Narita và từ Narita qua Boston. Anh ta nói: “Qua đến Boston, đến quầy vé lấy thêm 2 vé đi từ Boston đến Chicago và từ Chicago về Louisville. Tôi nghĩ chuyện lấy vé dễ, đến Narita có thì giờ, tôi sẽ yêu cầu quầy vé làm cho tôi cả 3 vé hay chỉ 2 vé còn thiếu.

Nhưng không như ý. Tại phòng vé Narita, tôi yêu cầu họ cũng cho biết qua đến Boston sẽ lấy vé. Tôi không hiểu chuyện chi, nhưng biết rằng họ nói như vậy, sẽ phải làm như vậy mà thôi, vì nếu làm được mấy cô nhân viên người Nhật sẵn lòng chìu khách.
Cổng số 61 tại phi Trường Narita, Tokyo Nhật Bản
Đến Boston là trạm đầu tiên hành khách nhập vào nước Mỹ, nên phải làm thủ tục nhập cảnh và phải qua khâu Hải Quan khám xét hành lý. Chúng tôi 2 người có 4 thùng hàng, họ khám 2 thùng, họ rọc băng keo để khui thùng, khám xem có đem vào Mỹ hạt giống, thịt, cá tươi hoặc khô hay chế biến, họ tịch thu và có thể bị phạt, chúng tôi chỉ mang thức ăn Chay, như nấm, bánh tráng, bánh phòng, người khám xem qua loa rồi anh ta tự đóng thùng lại cho chúng tôi.
Qua xong khâu Hải quan, mất chừng 20 phút, chúng tôi phải mang các thùng hàng giao cho hãng máy bay AA rồi đến quầy vé, lấy vé 2 chuyến bay tiếp. Sau đó ít nhất chúng tôi phải mất 10 phút, để chờ xe bus đưa chúng tôi đi từ khu hành khách ngoại quốc nhập vào đất Mỹ, để đến quầy vé nội địa ở khu vực khác.
Đến quầy vé lại phải chờ nhân viên dò tìm chỗ ngồi, in vé cũng mất trên 5 phút nữa, có vé lại phải ra khỏi tòa nhà ấy, băng qua đường sang tòa nhà khác xếp hàng để khám xét an ninh, tôi nghĩ Ipad không cần lấy ra khỏi túi xách, cho nên bị kiểm tra lại, nơi đây cùng mất chừng 5 phút. 

Nhớ khi xem bảng thấy giờ phi cơ cất cánh là 7 giờ 10 phút, Trong khi đó nhìn đồng hồ là 7 giờ 10 rồi. Tôi nghĩ chắc trễ chuyến bay, nhưng khi đến cổng lên phi cơ thấy khách lũ lượt đi ra, nhìn lại màn hình tại quầy vé thấy ghi chuyến bay AA 830, 7:30 nghĩa là chuyến bay chúng tôi đi sẽ bay vào lúc 7:30. Yên trí không bị trễ, còn trước đó phải nói là vừa đi vừa chạy. Không đầy 3 phút chúng tôi đến đây thì hành khách được lên phi cơ. Chúng tôi ngồi số 5 và 6, hình như đây là số ghế chúng tôi phải trả tiền để chọn 2 số ghế nầy khi mua vé. Phi cơ sẽ đến Chicago vào lúc 9:30 là Giờ Miền Trung của nước Mỹ, như vậy lúc đó Boston cũng như Louisville phải là 10:30, là Giờ Miền Đông.
Đến phi trường Chicago, đúng là vừa đi vừa chạy, tới cổng thì lên máy bay ngay, đường bay nầy ngắn nhất chỉ mất hơn 1 giờ bay. Khi máy bay đáp xuống phi trường Louisville nhìn đồng hồ lúc đó là 12:30, tức là bước sang ngày 22-12-2018. Nhớ lại từ nhà chúng tôi ra phi trường Tân Sơn Nhất lúc 5:00 sáng ngày 21-12-2018 và phi cơ cất cánh lúc 8 giờ. đến Narita lúc 15:00. Rời khỏi Narita lúc 18 giơ 30 cùng ngày, đến Boston lúc 6:30. 

Tại Boston thời gian chỉ có chưa đầy 1 giờ là máy bay chuyến kế bay, thời gian như vậy mà phải làm thủ tục nhập cảnh, Hải quan khám xét hành lý, lấy vé cho 2 chuyến bay.
Về tới đất nhà rồi, phi cơ chạy vào gần tới bãi đậu, nhưng không có người ở dưới đất hướng dẫn, phải chờ chừng 30 phút mới có người hướng dẫn phi cơ vào chỗ đậu, chỉ di chuyển chừng 3 hay 5 m mà thôi.
Vào nơi nhận hành lý chờ mãi không thấy hành lý đâu cả, đợi cho băng tải ngưng hẳn, biết hành lý của mình không có, chúng tôi mới đến văn phòng phụ trách giải quyết hành lý bị chậm trễ hay mất để hỏi dò cho biết, lại phải chờ người ta giải quyết những người xếp hàng đợi trước.
Hơn 1 giờ sau, nhân viên tại đây mới lấy số liệu hàng hóa ký gửi, nhập vào máy truy tìm, chừng 10 phút sau, họ mới trả lời có thấy 3 kiện hàng, còn kiện thứ tư không thấy. Họ lấy thông tin của chúng tôi và cho biết khi nào các kiện hàng tới, họ sẽ gọi báo để tới nhận.
Chúng tôi ra về, nhìn đồng hồ đã gần 2 giờ sáng, về tới nhà đồng hồ chỉ 2:20. Cảm thấy đói bụng, tôi ăn tạm mì gói rồi đi nằm nghỉ, nhưng không ngủ được cho đến sáng, vì giờ đó ở Việt Nam khoảng 3 giờ chiều, đồng hồ sinh học của tôi chưa điều chỉnh kịp thời.
Tôi cố nằm trên giường nghỉ ngơi, cho đến hơn 6 giờ vói tay lấy Ipad ra xem, thấy nó mới nạp điện được 64%, lại vói tay lấy Laptop xem, thấy có nhiều điện thư, tôi đọc cho đến 7 giờ xong, rời khỏi giường trở lại việc hàng ngày, nấu nước pha trà, pha cà-phê, đổ nước sôi vào chén Oat.
Uống thuốc cao huyết áp, dùng cà phê, thưởng thức vài ngụm trà rồi ngồi thiền, bắt đầu cho ngày mới.
Sáng hôm nay là Thứ Bảy. Ngân hàng làm việc đến 12 giờ trưa thì đóng cửa, nên tôi phải ra ngân hàng nhập vài chi phiếu vào trương mục, đồng thời lấy ít tiền mặt, để làm quà cho các con, cháu vào dịp Giáng Sinh sắp đến.
Khi trở về nhà, được biết ở phi trường gọi báo 3 thùng hàng đã về tới. Khi con trai và tôi ra nhận hàng thì thấy có đủ 4 thùng hàng, nhận thấy tất cả các thùng hàng đều có dấu hiệu Hải quan đã khám xét, đúng ra họ chỉ khám xét có 2 thùng khi chúng tôi nhập vào tại phi trường Boston, chúng tôi đã giao lại cho hãng AA với 4 thùng hàng. Như vậy, sau đó nhân viên hãng AA đã cho khám thêm 2 thùng hàng kia, tất cả hàng chúng tôi là thức ăn chay, nên không bị Hải quan tịch thu món nào cả.
Chuyến trở về Mỹ lần nầy rất vất vả, tính ra mất tất cả thời gian là 32 giờ, trong đó có 4 chuyến bay: từ Sàigòn tới Nhật 6 giờ, từ Nhật tới Mỹ (Boston) 13 giờ, từ Boston tới Chicago 3 giờ, từ Chicago tới Louisville hơn 1 giờ baỵ. Như vậy tổng cộng ngồi trên phi cơ chỉ có khoảng 23 đến 24 giờ, thời gian còn lại là chờ đợi các chuyến bay.
Nói chung về Việt Nam lần nầy chúng tôi rất hạnh phúc vì tìm được họ hàng xa 3 đời, nhưng rất thương mến nhau. Còn những đồng môn và thân hữu đã tiếp đãi chúng tôi rất chân tình. Đó là những tình cảm dành cho nhau đáng ghi nhớ.
Trong thời gian về Sàigòn tôi có viết những bài sau đây:
(từ 10-10-2018 đến 20-12-2018)
1.- Về Việt Nam tháng 10 năm 2018
2.-
Viếng mộ học giả Nguyễn Hiến Lê
3.-
Đi như không
4.-
Tưởng nhớ tác giả Sàigòn năm xưa
5.-
Thể dục lúc tuổi già
6.-
Tham quan Nam Phương Linh Từ
7.-
Bạn tôi
8.-
Đi ăn Buffet Chay, nên học tập nếp sống văn minh
9.-
Họp mặt những bạn đồng môn
10.-
Đi đến nơi hẹn
11.- Lễ Tri Ân Thầy Cô Trường NTT-P ĐP năm 2008
12.- Dự lễ Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11-2018
13.-
Tham quan vườn Bonsai Bình Dương
14.-
Sông nước miền Tây
15.-
Trở lại Rừng tràm nguyên sinh Trà Sư
16.-
Tìm về tông tích
17.-
Họp Mặt Những Người Quen Cũ
18.-
Trở lại Bù Húc
19.-
Nghĩa tử
20.-
Đi ăn cơm chay
21.-
Để tránh nhầm lẫn
22.-
Khóc bạn
23.-
Tưởng nhớ đồng môn Hồ Ngọc Điển
24.-
Họp mặt tất niên CHS KT Cao Thắng Khóa 1956-1963
25.- Dấu ấn thời gian
26.- Những lần họp mặt