Sir Rowland Hill
Con Tem 1 Penny (Con tem đầu tiên trên thế giới)
Đồng bạc con cò
Đồng bạc trắng
Con Cò tôi muốn nói tới là con Tem để gửi thư, nó không chút liên can gì tới con cò ở ngoài cánh đồng hay trong Ca dao:
Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Tem dùng để gửi thư, người Pháp gọi là Timbre, người Anh, Mỹ gọi là Postage stamp, sao người Việt ở Miền Nam gọi là “con cò”? Muốn biết, chúng ta phải quay ngược dòng lịch sử, người phát kiến ra cách sử dụng Tem để gửi thư là ông Rowlland Hill (1795-1879), ông sinh ra tại đường Blackwell, Kidderminster, Worcestershire, Anh quốc.
Năm 1835, ông đã để tâm nghiên cứu về sự chuyển vận thư từ, năm 1837, ông cho xuất bản quyển sách để đề xuất cải cách việc gửi thư qua bưu điện, đó là quyển “Post Office Reform It’s Importance and Practicability” (Cải cách bưu cục - tầm quan trọng và tính thực tiễn).
Cải cách này có thể tóm gọn là thư nặng 1/2 ounce, gửi toàn xứ Anh và Bắc Ireland chỉ trả 1 penny, bằng cách mua một phong bì rồi bỏ thư vào đó gửi đi, nhưng bị những người có trách nhiệm ở ngành Bưu điện Anh phản đối. Sau ông phải in tập sách nhỏ trên phát không cho nhiều người để tạo thành dư luận, cuối cùng vào tháng 8 năm 1839, Quốc hội Anh chấp thuận ra một đạo luật “One Penny Act” (Luật cước phí 1 penny), dự định tháng giêng 1940 sẽ phát hành phong bì trả trước 1 penny để gửi thư, nhưng do in ấn chuẩn bị không kịp, phải dời lại đến ngày 6 tháng 5 năm 1940 mới chính thức phát hành, sử dụng, nhưng có nơi đã phát hành ngày 1-5-1940. Đó là trên bì thư có dán một cái “Label” in hình đen trắng Nữ hoàng Anh Victoria lúc 18 tuổi (năm 1937). Và Bưu điện Anh in mỗi tờ ngang 12 label, dọc 20 hàng, thành ra 240 label trị giá 1 Anh kim. Con tem này lưu hành trong 61 năm, đến năm 1901, nữ hoàng Victoria băng hà, tem này mới bị thu hồi. Sau khi con tem đen phát hành được 2 ngày, con tem xanh 2 penny cũng được phát hành và thêm con tem đỏ 1 penny được phát hành vào tháng 2 năm 1841.
Để vinh danh sự đóng góp của Rowlland Hill, nữ hoàng Victoria đã phong ông tước “Hiệp Sĩ”, là Sir Rowland Hill. Ông là cha đẻ con Tem của ngành Bưu chính thế giới.
Tiếp theo nước Anh, Brazil bắt đầu sử dụng tem vào năm 1843; sau đó là Mỹ và Mauritius vào năm 1847; Pháp, Bỉ và Bavaria vào năm 1849; Áo, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ vào năm 1850; Đức và Đan Mạch vào năm 1852… các nước khác cũng bắt đầu sử dụng tem vào năm 1860. Việt Nam, con tem được sử dụng vào năm 1863, theo lệnh Đô đốc Bonard cho thành lập Bưu cục Sàigòn ngày 13-3-1863, nhưng đến 1-1-1864 dân chúng mới được sử dụng.
Năm 1863, con Tem phát hành ở đất thuộc địa Nam Kỳ in hình con chim phượng hoàng (l’aigle impérial), biểu hiệu của hoàng đế Napoléon III, có giá trị từ 0,01 đến 0,4 Fr. (đồng Quan Pháp) hình này cũng như hình trên đồng bạc Mexicana giống nhau, là hình con đ ại bang, nhưng không hiểu vì sao người ta đều gọi là CON CÒ, “đồng bạc con cò”, “con cò gửi thư”. Do vậy con tem được gọi là con cò từ đó.
Về đồng bạc, sau này tổng thống Pháp Mac Mahon ký sắc lệnh ngày 21-1-1875 thành lập Ngân Hàng Đông Dương (Banque de l’Indo - Chine chữ Hán Viết là 東 方 滙 理 銀 行 Đông Phương Hối Lý Ngân Hàng). Năm 1885, Ngân Hàng Đông Dương đúc đồng bạc nặng 27,215 gam bạc ròng 900.
Về sau, Ngân Hàng phát hành tiền giấy, vì lúc đó chữ “quốc ngữ” chưa được sử dụng, nên có chữ Hán ghi là 銀 壹 元 正 Ngân Nhất Nguyên (nguơn) Chính
Khi chữ Việt đã thông dụng thì ghi: Giấy Bạc Một Đồng.
Về sau này giấy bạc được ghi là Giấy Một Đồng Vàng
Cuối cùng Viện Phát Hành của Ngân Hàng Đông Dương ghi là Một Đồng
Đến khi Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam được thành lập ngày 31-12-1954, phát hành tiền giấy cũng ghi là Một Đồng
Dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa, hối suất chính thức của đồng bạc Việt Nam là 35 VNĐồng = 1 US Dollar.
Ngày nay, người ta ít sử dụng danh từ Con Cò, ít hay không nghe nói tới Đồng bạc con cò. Nó bị lãng quên không phải vì chứng tích một giai đoạn đen tối của lịch sử nước ta, mà vì nó trở nên hiếm có, các nhà chơi Tem, Tiền vẫn đang sưu tầm.
Ngày 5-3-2012
No comments:
Post a Comment